Dưa hấu

Dưa hấu là loại thảo dược quý hiếm được dùng làm thuốc giaỉ nhiệt, lợi tiểu (Hạt). Chữa ỉa chảy (Vỏ quả).

GỌI NGAYMessgener

Mã: 8a201634e91d Danh mục: Từ khóa: , ,


Dưa hấu
Ảnh minh họa

Dưa hấu là loại thảo dược quý hiếm được dùng làm thuốc giải nhiệt, lợi tiểu (Hạt). Chữa ỉa chảy (Vỏ quả).

Tên khoa học: Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum. & Nakai

Tên đồng nghĩa: Citrullus vulgaris Schrad.

Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)

Tên tiếng Việt: Dưa hấu, Tây qua, Lưa, Dưa đỏ, Pheng đeng (Tày)

Cách nhận biết

Là dạng cây sống quanh năm, mọc bò, thân có lông nhất là ở ngọn và các đốt. Lá xẻ thùy 3 đến 5, xẻ sâu, mỗi thùy cũng lại chia thùy nữa. Tua cuốn có 2-3 nhánh. Hoa đơn tính, cùng gốc, màu vàng, to. Hoa đực đơn độc, đài hình chuông, tràng 5, nhị 3.

Hoa cái có đài, tràng giống hoa đực, 3 nhị lép dạng chi, bầu dưới, 3 ô, vòi nhụy ngắn, 3 đầu nhụy hình thận dày. Quả hình cầu hay hình trứng, vỏ nhẵn bóng, màu lục đen, nhiều khi có vân sẫm, đường kính tới 30-40cm, thịt quả đỏ hay vàng đỏ rất nhiều nước, ngọt.

Hạt dẹt, bóng láng hay nhám mờ, màu đen nhạt hay đỏ. Mùa quả ở miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 7, ở các tỉnh miền Nam từ tháng 1 đến 3-4 (trước và sau tết âm lịch).

Phân bố thu hái và chế biến 

Dưa hấu được trồng khắp các tỉnh ở miền Bắc và miền Nam nước ta và ở nhiều nước nhiệt đới khác. Chủ yếu người ta trồng để lấy quả ăn. Hạt cũng được thu nhặt để làm thực phẩm. Việc sử dụng các bộ phận của dưa hấu làm thuốc ít được chú ý hơn.

Thường chỉ có tính chất địa phương: Người ta dùng vỏ quả giữa của dưa hấu với tên tây qua thủy. Vỏ dưa được cạo bỏ lớp vỏ ngoài màu xanh, phơi khô vỏ quả giữa mà dùng. Ngoài ra người ta còn dùng lớp vỏ xanh phơi khô với tên tây qua bì. Hạt dưa hấu cũng được thu nhặt phơi khô rang chín mà ăn hay làm nhân bánh, kẹo.

Thành phần hóa học 

Trong dưa hấu có 49,7% nước, 0,6% protid, 1,3% gluxid, 0,3% xenlulose, 0,1% tro, 4,2mg% canxi, 6,8mg% P, 0,5mg% Fe, 0,10mg% caroten, 0,02mg% B1 0,02mg% vitamin B2, 0,10mg% vitamin PP và 4mg% vitamin C.

Trong một loài dưa Citrullus colocynthis Schrađ dùng làm thuốc tẩy mạnh, Vauquelin và Braconnot đã chiết được mội glucosid có tinh thể gọi là colocynthine C56H84O23 màu vàng, rất đắng, tan trong nước (1/20), trong cồn, không tan trong ete, khi thủy phân cho glucose và colocynthin C44H64O13. Ngoài ra, còn colocynthilin và citrullin; trong hạt quả này người ta chiết được 15-17% dầu béo, chất nhầy và muối.

Ứng dụng

Quả dưa hấu được dùng chủ yếu trong nhân dân làm thức ăn bổ và mát vào mùa hè, hạt rang lên ăn hay dùng làm bánh mứt kẹo.

Trong y học cổ truyền dân gian, người ta coi dưa hấu có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh thủ, giải nhiệt, lợi tiểu, dùng trong những trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận, phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.

Ngày dùng 10-40g vỏ quả giữa hay vỏ quả ngoài (tây qua bì) dưới dạng thuốc sắc: Thêm nửa lít nước vào đun sôi giữ sôi trong 15 phút rồi uống thay nước trong ngày.

Bài thuốc dân gian

  • Chữa đi ỉa chảy: vỏ dưa hấu khô 20g, nước 500ml sắc còn 300ml( chia 3-4 lần uống trong ngày.
  • Chữa cảm sốt, mắt hoa, đầu váng, nhiều mồ hôi: tây qua bì 20g, hoa hay cành kim ngân 20g, trúc diệp 10g, nước 500ml, đun sôi giũ sôi 15 phút, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Thanh thử ích khí thang: Tây dương sâm 6g, cọng sen 20g, thạch hộc 12g, trúc diệp 8g, cam thảo 8g, vỏ dưa đỏ 40g, hoàng liên 4g, mạch môn 12g, tri mẫu 8g, cánh mễ 20g
    Cách dùng: sắc nước uống 2 ngày, chia 2 – 3 lần.

**Lưu ý: trước khi sử dụng thuốc này cần tham khảo ý kiến của thấy thuốc và chuyên gia

Tuệ Tĩnh Đường – Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dưa hấu”

.
.
.
.