Âm khích

Âm khích

Huyệt âm kích nằm trên nếp gấp cổ tay 0, 5 thốn, ở trong khe gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay. Trị hồi hộp, vùng tim đau, ngực đau, tim đập mạnh, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chảy máu mũi, nôn ra máu.

Tên Huyệt: Vì huyệt âm kích là Khích huyệt của kinh thủ Thiếu Âm, vì vậy gọi là Âm Khích (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Âm Ky, Thạch Cung, Thiếu Âm Khích, Thủ Thiếu Âm.

Âm khích
Ảnh minh họa

Nguồn gốc: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 6 của kinh Tâm.

+ Huyệt Khích của kinh Tâm.

+ Huyệt dùng châm trong rối loạn khí của tâm, gây ra do ngưng tuần hoàn.

Vị Trí: Mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 0, 5 thốn, ở trong khe gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay.

Giải Phẫu: 

  • Dưới da là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay, bờ trong gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ sấp vuông, xương trụ.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Tác Dụng: Thanh tâm hòa, an thần chí, cứng cố phần biểu, tiềm hư dương.

Điều trị: Trị hồi hộp, vùng tim đau, ngực đau, tim đập mạnh, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chảy máu mũi, nôn ra máu.

Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0, 5 – 0, 8 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.

***Lưu ý: tùy cơ địa của mỗi người mà vị trí huyệt có thể thay đổi, nông sâu khác nhau.

  • Cẩn trọng châm cứu hay bấm huyệt cho người đang đói,người khí huyết suy nhược
  • Lựa chọn tư thế thoải mái nhất để tác động huyệt.
  • Không cứu ngải quá thời gian 20 phút

Tuệ Tĩnh Đường – Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền

Trả lời

.
.
.
.