Bưởi là loại cây thường thấy ở Việt Nam có nhiều công dụng như chữa ho, khó tiêu, đầy bụng (Vỏ quả sắc uống), cảm, nhức đầu (Lá nấu nước xông) và Ho suyễn (Vỏ rộp + đường hấp uống).
Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osb.
Tên đồng nghĩa: Citrus aurantium var. grandis L.
Họ: Rutaceae (Cam)
Tên tiếng việt: Bưởi, Chu loan, Mác pục (Tày), Plài pình (Kho)
Cách nhận biết
- Cây nhỡ, cao 8 -12 m. Cành có gai nhỏ ở kẽ lá, lúc đầu có lông, sau nhẵn. Lá mọc so le, phiến dài, hình trái xoan hoặc hình trứng, gốc và đầu tù, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới nhạt, có gân lồi nổi rõ, cuống lá có cánh rộng tạo với phiến lá thành hình số 8.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm 6 -10 hoa màu trắng rất thơm, lá bắc và cuống hoa có lông, đài hình đẩu, có 4-5 răng nhỏ hàn liền, tràng có 5 cánh dài, rời nhau, nhị nhiều, ngắn bằng nửa cánh hoa, xếp tỏa tròn rất sít ոhau, bầu hình cầu, có lông.
- Quả hình cầu, cùi rất dày, màu vàng hoặc màu đỏ nhạt (tùy giống), trong có nhiều múi mọng nước, hạt dẹt có cạnh và chất nհầy bao quanh. Lá và vỏ quả có tinh dầu thơm
- Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 8 – 11.
- Có nhiều giống bưởi với màu sắc, vị chua ngọt khác nhau. Một số giống được ưa chuộng hơn cả là bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) ngọt nhiều nước bưởi nghệ, bưởi đường ngọt, ít nước, quả có núm, bưởi đào (ruột màu đỏ nhạt), bưởi gấc (vỏ và ruột màu đỏ) thường chua.
- Vỏ của chúng cũng được dùng, nhưng phổ biến hơn là vỏ bưởi đào
Phân bố, sinh thái
Chi Citrus L. Có khoảng vài chục loài, thường là những cây bụi hay gỗ nhỏ. Một số loài là những cây trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như Cam, quít, Chanh, phật thủ, chanh yên và bưởi.
Bưởi có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ – Malaysia. Cây được trồng ở hầu hết các nước Đông Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, bưởi là cây trồng từ lâu đời, bao gồm nhiều giống, khó phân biệt về mặt phân loại thực vật. Cây ưa sáng, ưa vùng có khí hậu nhiệt đới.
Ở núi cao có nhiệt độ trung bình 13 – 18°C thường không trồng được bưởi, hoặc nếu có thì đó là giống bưởi bị bỏ hoang hoá, quả chua và đắng đến mức không ăn được. Cây thích nghi với loại đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ, có hàm lượng mùn trung bình và hơi chua.
Bưởi thường rụng lá vào mùa đông hoặc mùa khô (ở miền Nam). Đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm sau, đồng Thời với sự ra lá non, cây cũng bắt đầu mùa hoa quả. Hoa tự thụ phấn hoặc nhờ côn trùng. Tái sinh tốt bằng hạt và cây chồi sau khi chặt.
Bộ phận dùng
Lá, hoa, dịch ép múi bưởi, vỏ quả và hạt.
Thành phần hóa học
- Lá bưởi chứa 0,2 – 0,3 % tinh dầu.
- Hoa bưởi thu thập được ở miền Bắc Việt Nam cho tinh dầu với 23 thành phần trong đó có α – pinen 1,20%, limonen 6,75%, linalol 21,15%. Α – terpincol 1,10%, nerol 1,60%, geranial 1,75%, nerolidol 32,70%, Cedrol 15,35%, farnesol 20,00% (Phùng Bạch Υến 1989).
- Quả 6 màu khảo sát của 6 chủng loại khác nhau, hoa bưởi ở một số tỉnh miền Bắc chứa 0,10% tinh dầu.
- Sau khi thu hái, hoa bưởi cần được cất ngay trong νòng, 12 giờ.
- Tinh dầu từ hoa của các mẫu khảo sát nói trên chứa 41 thành phần, trong đó có sabinen vết – 4,25%, β – pinen 0,28 – 5,97%, α – phelandren 1,83 – 7,77%, limonen 6,04 – 35,57%, trans – β’ – ocimen vết – 14,51%, linalol 8,48 – 23,76%, nerolidol 9.01 – 40,04%, farinesol 8.03 – 20.49% (Nguyễn Mạnh Pha. 1993).
- Dịch ép múi bưởi chứa đường 4 – 10%, acid citric, vitamin C 80 – 100mg/100g quả.
- Vỏ quả chứa tinh dầu 0,30% (phương pháp ép) – 0,9% (phương pháp cất), flavonoid, pectin.
- Tinh dầu vỏ quả của 6 chủng loại nói trên chứa 30 thành phần trong đó có myrcen 1,93 – 50,66%. Limonen 41,45 – 93,59% (Nguyễn Mạnh Pha, 1993).
- Vỏ quả bưởi chứa 2,50 – 3,20% flavonoid toàn phần (Nguyễn Thị Chung, 1990). Theo Trung dược từ hải II, 1996, các flavonoid là neohesperidin, poncirin. isosakuranetin, 7 – β – neohesperidosid
- Hạt bưởi chứa dầu béo, limonin, obacunon, obaculacton. Theo E. Cousin và cộng sự (1941). hat cho 34,72% (chiết Xuất bằng phương pháp ép) . 59,04% dầu béo (bằng phương pháp chiết xuất bằng dung môi). Dầu béo có tỉ trọng D28, 09135 – 09146. chỉ số khúc xạ nD28 1,4690 – 1,4745, chỉ số acid 5, 12; chỉ số ester 173,63; chi số iod 92,46; chi số acety 15,56.
Tác dụng dược lý
- Bài thuốc gồm vỏ quả bưởi đào và lá khổ sâm được thử nghiệm trên chuột nhắt trắng gây nhiễm ký sinh trùng sốt rét đã có tác dụng ức chế ký sinh trùng số rét mạnh, nhưng sốt rét đã tái phát trong thời gian 10 ngày theo dõi.
- Bài thuốc nêu trên đã được áp dụng để điều trị thử nghiệm cho 59 bệnh nhân sốt rét dưới dạng nước sắc và sirô từ cao nước. Sơ bộ thấy bài thuốc có tác dụng ức chế, cắt ký sinh trùng và hạ sốt, nhưng hoạt lực thấp, không rõ rệt. Thuốc không gây tác dụng phụ.
- Tinh dầu từ vỏ quả bưởi và hoa bưởi được thử nghiệm về tác dụng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường đặc. Tinh dầu vỏ quả bưởi có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn theo thứ tự hoạt lực giảm dần trên những loại vi khuẩn sau: Shigella flexneri, trực khuẩn lao (giảm độc), tụ cầu vàng, Escherichia Coli, Klebsiella sp., Proteus vulgaris. Tinh dầu hoa bưởi có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm theo thứ tự hoạt lực giảm dần trên các vi sinh vật sau: Bacillus subtilis, phế cầu, Candida albicans, Proteus vulgaris, tụ cầu vàng, Bacillus mycoides, Salmonella typhii
- Đã thử nghiệm tác dụng diệt amip in vitro của tinh dầu vỏ quả bưởi trên Enfamoeba moshkowski nuôi cấy trong môi trường có 10 amip phát triển. Đọc kết quả 24 giờ Sau khi cho amip tiếp xúc với thuốc trong môi trường. Nếu amip chết (tan rã), hoặc không còn khả năng hoạt động (so với đối chứng không thuốc) thì coi như tinh dầu có tác dụng diệt amip, Tinh dầu vỏ quả bưởi có nồng độ ức chế thấp nhất là 1: 160. tương đương với hoạt lực của tinh dầu bạc hà. Tinh dầu hoa bưởi có nồng độ ức chế thấp nhất là 1:140. Như Vậy, hoạt lực kháng amip lỵ của tinh dầu hoa bưởi hơi thấp hơn so Với tinh dầu vỏ quả bưởi. Trong thời gian gần đây. người ta đã chứng minh một số alcaloid acridon có hoạt tính chống sốt rét ở loài gặm nhấm và chống siêu vi khuẩn bệnh herpes. Do đó, người ta cũng đã nghiên cứu tác dụng chống siêu vi khuẩn bệnh herpes và tác dụng chống ký sinh trùng sốt rét của alcaloid homoacridon 1 (citropon A) có trong bưởi và một số loài Citrus khác.
- Tiêm phúc mạc naringin chiết xuất từ vỏ quả bưởi cho chuột cống trắng với liều 5 mg/con đã có tác dụng ức chế hoạt động của tim ngay lập tức sau khi tiêm. Tiêm liên tục trong 9 ngày dẫn đến tác dụng ức chế tối đa vào ngày thứ ba. Naringin cũng có xu hướng phần nào làm giảm huyết áp. Naringin và aglycon maringenin được bài tiết qua mật. Sau khi cho uống 50mg/kg naringenin hoặc naringin, 12% maringenin. Và 2% naringin được bài tiết trong vòng 48 giờ trong mật chuột cống trắng, và 2% maringenin và 3% maringin được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng những chất chuyển hóa chứa hệ thống vòng flavanon. Để so sánh đã tiêm phúc mạc 10 mg/kց ոaringenin hoặc naringin thấy sự thải trừ qua mật nhanh, chiếm 99% của liều tiêm naringenin và 94% naringin.
- Đã nghiên cứu trên thực nghiệm một bài thuốc tiêu phù, trong có vỏ bưởi đào và một số dược liệu khác, thấy có tác dụng lợi tiểu, làm tăng cường đào thải clorid, có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ vừa.
Tính vị, công năng
Lá bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, vỏ quả bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, tính bình. có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng (lách to), tiêu phù thũng, hòa huyết, giảm đau.
Công dụng
- Vỏ quả bưởi được dùng chữa ho, đờm tích đọng ở họng và phế quản, đau bụng, ăn uống không tiêu. Bỏ lớp cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng rồi sao. Ngày dùng 4 -12 dưới dạng thuốc sắc uống
- Lá bưởi già chữa cảm sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi. Kém ăn, sưng đau chân do hàn thấp chướng khí, giảm đau do trúng phong, tê bại. Ngày dùng 10 – 20g lá tươi. Sắc uống. Có thể nấu nước để xông và ngâm chân và dùng lá xát vào chân. Lá bưởi non được nướng chín để nắn, xoa bóp chỗ đau cho tan máu ứ, sai khớp. sưng, bong gân, gãy xương do ngã hay bị đánh đập. Sau đó lấy lá khác giã nát bó vào chỗ bị tổn thương. Lá bưởi tươi nấu với nhiều lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu. Có thể dùng lá để cất tinh dầu. Nhưng có hại cho sự ra hoa kết quả.
- Vỏ hạt bưởi có thể dùng lấy pectin làm thuốc cầm máu, và dùng chải tóc để cố định tóc giống như dùng gôm adragran. Dịch ép múi bưởi là thuốc chữa tiêu khát (đái tháo), thiếu vitamin C, làm nguyên liệu chế acid citric thiên nhiên. Nước hoa bưởi được cất từ hoa bưởi và dùng phối hợp với nhiều dược liệu có mùi thơm khác như hồi, quế để làm thơm các thức ăn. bánh ngọt, nước giải khát.
- Trong y học cổ truyền Trung Quốc, bưởi được dùng làm thuốc long đờm và dễ tiêu. Thuốc chống rắn cắn “Guangdong” của Trung Quốc gồm có bưởi và cây lạc tiên Passiflora cochinchinensis, đã được chứng minh là có hoạt tính chống nọc độc của nhiều loài rắn độc trên chuột nhắt trắng và người. Đã nghiên cứu tác động của thuốc trên sự phân phối của nọc rắn Bungarus multicinctus đánh dấu với ở cơ hoành chuột nhắt trắng. Hoạt tính phóng xạ trung bình trong cơ hoành của chuột nhắt trắng đối chứng cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm điều trị. Thuốc đã làm tăng sự giải phóng chất 131I bungarotoxin ra khỏi thụ thể cholinergic ở những đĩa cuối của cơ vân. Phân tích hóa học phần tan trong nước của thuốc chống rắn cắn này cho thấy có chứa acid carboxylic. acid amin, naringin, apigenin – 7 – O -glucosid choin, glucose fructose và những chất vô cơ.
- Trong y học cổ truyền Ấn Độ, nước ép quả bưởi là thành phần phụ thêm trong một bài thuốc có nhiều vị dược liệu để chữa bệnh tim mạch. Ở cao nguyên miền trung Haiti, nhân dân địa phương uống nước ép quả bưởi để chữa suy nhược.
- Kiêng kỵ, người suy nhược do can hoả nhiệt không nên dùng.
Bài thuốc dân gian
- Chữa cảm sốt và cúm cả hai thể phong hàn và phong nhiệt:
⇒ Thể phong hàn: Sốt nhẹ, sợ lạnh, không có mồ hôi. nước mũi trong, đờm loãng, rêu lưỡi mỏng trắng. mạch phù.
⇒ Thể phong nhiệt: Thường sốt cao, hơi sợ gió, đau đầu, tự ra mồ hôi, khát nước, chảy nước mũi đặc, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch nhanh. Dùng nồi nước xông với các lá, bưởi, sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, mỗi thứ một nắm lá tươi đem đun sôi với nước, xông trong 5 – 10 phút.
- Chữa đau dạ dày: Vỏ quả bưởi đào, lá dạ cẩm, vỏ quít, ba vị bằng nhau, tán nhỏ. Liều uống mỗi lần 5g, ngày 2 lần.
- Thuốc tẩy: Vỏ quả bưởi the 12g, đọt lá muồng trâu 20g, vỏ cây đại 20g. Sắc với 2 bát nước còn một bát, uống hết một lần.
- Chữa thũng trướng: Vỏ quả bưởi đào, mộc thông, bồ hóng, mỗi vị 20 – 30g, diêm tiêu 12g, cỏ bấc 8 g. Sắc uống mỗi ngày hai lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn (Bách gia trân làng của Lãn Ông)
- Chữa phù thũng sau khi đẻ và các trường hợp phù thũng khác: Vỏ bưởi khô, ích mẫu, các vị bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói, hoặc dùng mỗi vi 20-30g. Sắc uống (Bách giả trân tàng).
- Bài thuốc tiêu phù: Vỏ bưởi đào 600g, cỏ roi ngựa 500g, bồ hóng bếp 400g, bích ngọc đơn 400g, ích mẫu 300g, hồi hương 200g, quế thanh 200g, phèn phi 200g, phèn chua 100g. Tán bột làm hoàn, ngày uống 20g.
- Chữa cảm lạnh, đau bụng do lạnh: Vỏ bưởi khô, đốt và xông hơ vào rốn.
- Chữa chốc đầu trẻ em: Hạt bưởi bóc vỏ cứng ngoài, xâu vào sợi dây thép, phơi khô, đốt trên ngọn lửa cho cháy thành than, rồi nghiền nhỏ. Rửa sạch chỗ chốc đầu bằng nước ấm. Thấm khô rồi bôi bột than hạt bưởi. Ngày bôi 1 – 2 lần. Thời gian điều trị khoảng 3 – 6 ngày.
**Lưu ý: trước khi sử dụng thuốc này cần tham khảo ý kiến của thấy thuốc và chuyên gia
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.