Viêm gan khỏi dứt điểm nhờ bài thuốc gia truyền

viem-gan

Có rất nhiều nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm gan mạn tính là:

  • Virus viêm gan C
  • Virus viêm gan B
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Bệnh gan do rượu
  • Viêm gan tự miễn
  • Viêm gan mạn do thuốc

Viêm gan siêu vi được coi là bệnh lây lan thường gặp. Tỉ lệ phát bệnh khá cao, tính chất lây truyền mạnh và đường lây cũng phức tạp.

viem-gan

Hiện nay, người ta thường gặp có 3 loại siêu vi gây viêm gan:

+ Viêm gan Siêu vi A, B, D,

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, nôn hoặc buồn nôn, vùng gan đau hoặc đầy tức vùng thượng vị, nhiều bệnh nhân vàng da và sốt, gan to ấn đau kèm theo suy giảm chức năng gan… Nguồn bệnh là người bệnh và người mang vi rút. Đường lây viêm gan siêu vi A chủ yếu là đường tiêu hóa (qua miệng), viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi không A không B chủ yếu là đường máu (tiêm, châm, phẫu thuật, vết thương chảy máu…).

Nguyên Nhân Theo YHCT

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của viêm gan siêu vi thì bệnh thuộc phạm trù các chứng Hoàng Đản, hoặc Hiếp Thống.

Theo YHCT, nguyên nhân bệnh chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệ bên ngoài, uất kết Tỳ Vị, chức năng vận hóa rối loạn gây nên chán ăn, đầy bụng, ảnh hưởng đến Can Đởm, gây nên khí huyết ứ trệ, ha sườn đau, bụng đầy, mật ứ, miệng đắng.Thấp nhiệt thịnh nung đốt bì phu sinh ra vàng da (hoàng đản).

Ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu cũng làm tổn thương Tỳ Vị, thấp nhiệt nội sinh, nung nấu Can, Đởm dẫn đến vàng da, đau sườn, mt mỏi, chán ăn.

Ngoài ra, người bệnh do cảm phải tà khí dịch lệ sinh ra nhiệt độc công phá bên trong làm cho phần vinh, huyết bị tổn thương. Nhiệt độc thãm vào Tâm bào gây nên hoàng đản cấp, sốt cao, mê man, nói sảng, chảy máu cam, tiêu ra máu…

Chẩn Đoán

1. Chẩn đoán xác định theo:

a. Yếu tố dịch tễ: tình hình dịch bệnh, tiếp xúc bệnh nhân, lịch sử truyền máu, chích thuốc, châm cứu, nhổ răng…

b. Triệu chứng lâm sàng: chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, vàng da, gan to, vùng gan đau…

c. Hội chứng hủy hoại tế bào gan: Transaminase tăng: GPT (ALT) tăng nhiều hơn GOT (AST) tăng rất cao gấp 5- 10 lần trị số bình thường.

d. Tìm chứng cớ nhiễm vi rút: HBSAG (kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B) dương tính trong HBV, còn đối với HAV thì phân lập vi rút trong phân và xuất hiện IGM kháng HAV trong huyết thanh.

e. Các phương pháp kiểm tra gan bằng siêu âm và sinh thiết gan.

2. Chẩn đoán phân biệt và chú ý:

a. Viêm gan thời kỳ đầu và thể không vàng da: dễ bị bỏ qua do nghĩ viêm họng, cảm mạo, rối loạn tiêu hóa. Cần hỏi kỹ lịch sử tiếp xúc và tình hình dịch bệnh.

b. Viêm gan do nhiễm độc, nhiễm trùng trong các bệnh thương hàn, viêm ruột do trực khuẩn coli gây vàng da, SGOT, SGPT máu tăng nhưng sốt kéo dài, có triệu chứng riêng của bệnh.

c. Vàng da do bệnh xoắn trùng: có ban chẩn, cơ bắp đau, anbumin niệu, xoắn trùng trong máu, thử nghiệm ngưng kết huyết thanh dương tính.

d. Vàng da do tắc mật: tắc mật ở người lớn thường do sạn ống mật, u đầu tụy có triệu chứng riêng, cần cảnh giác.

e. Vàng da do nhiễm độc thuốc: Chú ý hỏi tiền sử dùng thuốc như dùng thuốc có Thạch tín, Rimifon, Chlorproilazin, thuốc chống ung thư…

f. Đau bung cấp do viêm gan cần phân biệt với viêm ruột thừa, giun chui ống mật, giun đường ruột…

g. Ung thư gan: người gầy, gan to nhanh, đau nhiều.

Tiên Lượng

Viêm gan do vi rút A nếu có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc ăn uống tốt thường được hồi phục trong vòng 10-15 ngày, ít khi kéo dài. Viêm gan vi rút B dễ chuyển thành mạn tính, một số ít tiến triển thành xơ gan rất ít trường hợp chuyển thành ung thư gan.

Điều Trị Bằng YHCT

Theo YHCT, viêm gan vàng da thuộc phạm trù chứng Hoàng đản, phép trị chính là: Thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, giải độc (đối với viêm gan cấp, thể tối cấp), sơ can, kiện tỳ, hòa vị, tiêu thực (đối với thể không vàng da, thời kỳ hồi phục), hoạt huyết, hóa ứ (đối với viêm gan mạn, xơ gan). Tùy theo tính chất bệnh mà dùng phép trị thích hợp.

VIÊM GAN CẤP

Thường gặp 3 thể:

1. Thấp nhiệt: Da mắt vàng tươi, bứt rứt khó chịu, người nóng, bực tức, chán ăn miệng đắng khô, bụng đầy hoặc nôn, buồn nôn, mệt mỏi, ngứa hoặc không, tiểu ít vàng như nước vối, táo bón, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt, Sác hoặc Nhu Sác.

Pháp: Thanh lợi thấp nhiệt.

Dùng bài Nhân Trần Cao Thang gia giảm:

Nhân Trần Cao Thang Nhân trần 40 Chi tử 12 Sinh đại hoàng 8
Bồ công anh 10 Thổ phục 10

Trường hợp thấp năïng thêm Hậu phác, Thương truật, Trạch tả. Nhiệt thịnh thêm Hoàng bá, Thạch cao.

2. Nhiệt độc (Thể nặng và rất nặng):

Triệu chứng: khát, bứt rứt, vàng da nặng lên rất nhanh, ngực bụng đầy tức, táo bón, tiểu vàng đỏ, nặng thì hôn mê, nói sảng, co giật, tiêu tiểu có máu, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, khô, mạch Hoạt Sác.

Pháp: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, cứu âm

Tê giác 30 Sinh địa 20 Xích thược 12
Đan bì 12 Chi tử 12 Nhân trần 16 Bản lam căn 40
Thạch hộc 12

Nếu sốt cao mê man: thêm An Cung Ngưu Hoàng hoặc Chí Bảo Đơn để thanh tâm, khai khiếu.

3. Can Vị Bất Hòa (thể viêm gan không vàng da, thời kỳ hồi phục): mạn sườn đau tức, bụng trên đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, miệng đắng, chán ăn, chất lưỡi đỏ nhợt, mạch Huyền.

Pháp: Sơ Can, hòa Vị. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán gia giảm: Sài hồ, Bạch thược, Hương phụ đều 12g, Chỉ xác, Trần bì, Xuyên khung, Chích thảo đều 6g.

Có triệu chứng thấp nhiệt thêm Hoàng bá, Nhân trần. Ngực đau nhiều thêm Uất kim. Nôn, buồn nôn thêm Gừng tươi, Bán hạ, Trúc nhự. Trường hợp có triệu chứng Tỳ hư, dùng bài Tiêu Dao Tán gia giảm.

VIÊM GAN MẠN TÍNH

Thường gặp 2 thể:

1. Can tỳ bất hòa: bệnh nhân không sốt, da không vàng hoặc vàng nhẹ, gan còn sờ được dưới bờ sườn, mạn sườn đầy tức hoặc ấn đau, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Huyền Hoạt.

Pháp: Sơ Can, kiện Tỳ.

Bài thuốc: Tiêu Dao Tán gia giảm:

Đương qui 12 Sài hồ 12 Bạch truật 12
Bạch linh 12 Hà thủ ô 12 Uất kim 12 Bạch thược 20
Đan sâm 8 Trần bì 8 Hậu phác 8 Cam thảo 4
Sinh khương

Bệnh nhân mệt mỏi nhiều thêm Nhân sâm 8g (hoặc Đảng sâm 12g), huyết kém hay chóng mặt, mắt mờ thêm Tang thầm, Kỷ tử. Sắc da còn vàng thêm Nhân trần, Chi tử.

2. Khí huyết ứ trệ: Sắc mặt kém tươi nhuận, môi thâm tím, gan to, ấn đau, mạn sườn đau tức, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, rêu vàng, mạch Huyền Sáp hoặc Trầm Khẩn.

Pháp: Hoạt huyết, hóa ứ.

Bài thuốc: Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm

Đương qui 12 Sinh địa 12 Ngưu tất 12
Sài hồ 12 Uất kim 12 Bạch truật 12 Bạch thược 10
Xích thược 10 Xuyên khung 8 Đào nhân 8 Hồng hoa 6
Trần bì 8 Hậu phác 8

Gan to cứng thêm Miết giáp, Mẫu lệ; Bụng đầy hơi thêm Mộc hương, Sa nhân; Vùng gan đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược. Trường hợp khí hư thêm Nhân sâm (hoặc Đảng sâm), Hoàng kỳ.

3. Can âm bị thương tổn

Đầu choáng, hồi hộp, ít ngủ, haymê, bàn tay bàn chân nóng, khát nước, miệng khô, họng khô, hay tức giận, chất lươi đỏ , Táo , nước tiểu vàng, mạch huyền tế sác

Pháp: Bổ can âm(tư dưỡng can âm, tư âm dưỡng can)

Viêm gan can âm hư Sa sâm 15 Thục địa 12 Mạch môn 12
Thiên môn 8 Kỉ tử 12 Huyết dụ 16 Hoài sơn 16
ý dĩ 16 Hà thủ ô 12 Sinh địa 12 Trinh nữ tử 12
Bạch thược 12 Táo nhân 12 Địa cốt bì

Bệnh viêm gan siêu vi tuy trên lâm sàng thường gặp các thể trên đây nhưng thường lẫn lộn vì vậy cần chú ý khi biện chứng luận trị.

Những Điều Cần Chú Ý Trong Điều Trị Bệnh Viêm Gan Siêu Vi

Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ, không lao động trí óc hoặc chân tay quá sức gây mệt mỏi. Về chế độ ăn, cần dùng các thức ăn dễ tiêu như rau đậu, trái cây, sữa, cá, thịt nạc, cũng không nên ăn nhiều vì thịt là loại thức ăn khó tiêu đối với người đau gan, rất hạn chế ăn các chất dầu mỡ. Không ăn các chất cay nóng như ớt, tiêu, rượu, thuốc lá… Lúc chức năng gan kém cần thận trọng lúc dùng thuốc trụ sinh hoặc các loại thuốc cổ truyền có độc như Phụ tử, Ô đầu, Nhũ hương, Một dược, Tam lăng, Nga truật…

Bệnh nhân viêm gan siêu vi A thời kỳ cấp tính nên nằm viện cách ly ít nhất 30 ngày sau khi phát hiện vàng da, bệnh chưa khỏi thời gian cách ly dài hơn.

Tất cả những Thông tin trên Chúng tôi tổng hợp ở các Sách cổ, sách Y học đã được xuất bản chính thống và tham khảo ở các nguồn , Nội dụng trên chỉ có tính chất tham khảo, cần hỏi ý kiến người có chuyên môn khi sử dụng.

Tuệ Tĩnh Đường – Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền.

Trả lời

.
.
.
.