Ẩu thổ – Nôn mửa

au-tho-non-mua

Nôn mửa (ẩu thổ – vomissenment – vomitting). Ẩu thổ là do Vị mất công năng giáng xuống, vị khí nghịch lên mà sinh bệnh.

au-tho-non-mua
Ảnh minh họa

Người xưa cho là có tiếng có vật là ẩm, có vật không có tiếng là thổ, có tiếng không có vật gì là can ẩu (nên khan). Thực ra thì ẩu và thổ thường thường cùng một lúc cho nên có thể gọi chung là ẩu thổ.

Đại Cương

Nôn mửa là do vị khí không điều hòa được chức năng thăng giáng làm cho khí nghịch lên gây ra nôn. Theo YHHĐ, nôn mửa chỉ là một triệu chứng của một số bệnh như dạ dày viêm cấp, cuống dạ dày bị

Tính Chất

Thời Gian:

  • Ăn xong nôn ngay, nghĩ đến hẹp thực quản, ế cách, phản vị
  • Ăn lâu (qua bữa sau….) mới nôn thì nghĩ đến Hẹp Môn Vị, Phiên Vị.
  • Nôn vào sáng sớm thường gặp nơi phụ nữ có thai.
  • Nôn khi hít phải hoặc ngửi thấy mùi khó chịu không hợp… cũng thấy nơi phụ nữ có thai.
  • Nôn mỗi khi đi xe, tàu (say xe,say sóng…..)

Chất Nôn:

  • Chỉ có thức ăn đơn thuần nghĩ đến Hẹp Thực Quản, Ế Cách.
  • Thức ăn lẫn dịch vị: Hẹp Môn Vị, Phiên Vị.

Mùi:

  • Mùi chua hoặc không hôi thường do hàn.
  • Mùi chua khẳm hoặc hôi do nhiệt hoặc thương thực (thức ăn tích trệ).

Số lần và lượng nôn:

  • Nôn ít lần nhưng lượng nôn ra nhiều thường gặp trong nhiệt chứng.
  • Nôn nhiều lần nhưng lượng nôn ra ít thường gặp trong hàn chứng.

Triệu Chứng

  • Ăn Uống Không Đều: nôn ra chất chua và chất đục của thức ăn, bụng đau tức, nôn, ợ chua, không thích ấn vào, biếng ăn, ợ hơi, nôn ra thì dễ chịu, đại tiện lỏng hoặc bón, rêu lưỡi dầy, nhạt, mạch Hoạt, Thực.
  • Can Khí Phạm Vị: nôn ra chất chua, vùng hông ngực đầy tức, nôn, ợ hơi, luôn buồn bực, khó chịu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt.
  • Tỳ Vị Hư Yếu (Hàn): nôn mửa, hông sườn và bụng đầy tức, gầy ốm, mệt nhọc, miệng khô mà không muốn uống nước, sợ lạnh, sắc mặt trắng nhạt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu Nhược.
  • Đờm Trọc Nội Trở: nôn ra đờm dãi và nước trong, chóng mặt, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Hoạt.
  • Vị Trung Tích Nhiệt, Vị Âm Hư: nôn mửa thất thường, miệng khô đắng nhưng không muốn ăn, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sác.

Điều trị:

1. Vị nhiệt

⇒ Triệu chứng: Hơi trong miệng nồng nặc, đau vùng vị và khát nước ưa uống lạnh, táo bón

⇒ Điều trị: Thanh nhiệt chỉ ẩu

Bạch linh 10 Bạch truật 12 Bạch thược 10
Qui đầu 10 Đan bì 10 Hoàng liên 10 Nhân sâm 12
Dieu vi thua khi Đại hoàng 16 Cam thảo 8 Mang tiêu 20

Nôn nhiều đờm gia: Trần bỡ 12 và ăn vào thổ ngay gia nhân sâm 8

2. Can khí phạm vị

⇒ Triệu chứng: Nôn mửa nước chua, đau sườn, đắng miệng, ợ hơi

⇒ Điều trị: Bình can bổ thổ

Nôn mửa can khí phạm vị Bạch linh 15 Bạch thược 15 Qui đầu 15
Bạch truật 15 Sài hồ 15 Trần bì 15 Trích thảo 8
Chi tử 8 Nhân sâm 12 Truật nam 15
Tả kim hoàn Hoàng liên 12 Ngô thù 1

3. Vị hư hàn

⇒ Triệu chứng: Nôn mửa ra chất trong loãng,vị quản đau ưa ấm, thiện án hoặc, sau khi ăn một lúc mới nôn, nôn ra thức ăn và nôn ra đờm, ít mùi,

⇒ Điều trị: Ôn trung tán hàn chỉ thổ

Nôn mửa vị hư hàn Sa sâm 8-12 Bạch truật 8 Bạch linh 12
Cam thảo 4 Trần bì 8 Bán hạ 8 Sinh khương 8
Phụ tử 4 Đinh hương 6

4. Âm hư

⇒ Triệu chứng: nôn mửa thất thường, miệng khô đắng nhưng không muốn ăn, lưỡi đỏ, rêu bong tróc, khô, mạch Tế Sác.

⇒ Điều trị: Tư âm nhuận táo và kết hợp châm cứu

Nôn mửa âm hư Thục địa 120 Bạch linh 80
Ngũ vị 4 Nhục quế 12 Sơn thù 40

5. Thương thực

⇒ Triệu chứng: Nôn ra chất chua và chất đục của thức ăn, bụng đau tức, nôn, ợ chua, không thích ấn vào, biếng ăn, ợ hơi, nôn ra thì dễ chịu, đại tiện lỏng hoặc bón, rêu lưỡi dầy, nhạt, mạch Hoạt, Thực.

⇒ Điều trị:: Tiêu thực chỉ ẩu

⇒ Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm kết hợp châm cứu

Nôn mửa thương thực Bạch linh 12 Thần khúc 8 Liên kiều 8
bảo hoà hoàn Chỉ thực 10 La bạc tử 12 Sơn tra 24
Bán hạ 12 Hậu phác 8

6. Đàm ẩm

⇒ Triệu chứng: Nôn ra đàm rãi, chúng mặt, hồi hộp, mạch hoạt

Nôn mửa đàm ẩm Trần bì 8 Bán hạ 8 Bạch linh 12
Cam thảo 4 Chỉ thực 10 Trúc nhự 10 Sinh khương 3 lát

**Lưu ý: trước khi sử dụng thuốc này cần tham khảo ý kiến của thấy thuốc và chuyên gia

  • Tất cả những Thông tin trên Chúng tôi tổng hợp ở các Sách cổ, sách Y học đã được xuất bản chính thống và tham khảo ở các nguồn.
  • Nội dụng trên chỉ có tính chất tham khảo, cần hỏi ý kiến người có chuyên môn khi sử dụng. 

Tuệ Tĩnh Đường – Bảo Tồn và Phát Triển Y Học Cổ Truyền

Trả lời

.
.
.
.