Ách nghịch- Nấc cụt

Ách nghịch- Nấc cụt
Ách nghịch- Nấc cụt
Ảnh minh họa

Ách nghịch (Cách Cơ Kinh Luyến – Hoquet – Hiccough) chủ yếu là do cơ hoành bị co thắt, cùng lúc đó cơ thành bụng và cơ ngực bị co lại làm cho không khí bị đưa ra ngoài đi ngang thanh môn bị co lại phát ra thành tiếng.

Đại cương

Ách nghịch còn gọi là nấc, nấc cụt. Đột nhiên bị nấc, tiếng to, nấc từng cơn thì sau một thời gian bệnh có thể tự khỏi, nếu nấc trên 24h thì cẩn chữa trị.

Nếu bệnh lâu, bị nấc, tiếng nấc nhỏ yếu, thưa thở là bệnh nguy hiểm cần phải điều trị kịp thời.

Nguyên nhân

Trên lâm sàng phần nhiều do vị hàn, vị nhiệt, đàm khí câu kết đều thuộc thực chứng. Chứng hư như vị âm bất túc, tỳ vị khí hư, ít gặp hơn

Cách điều trị

1. Vị hàn:

⇒ Triệu chứng: Tiếng nấc trầm và thưa, dạ dầy không yên, ưa nóng, ăn ít, bụng đầy, miệng nhạt không khát, rêu trắng nhuận, mạch trì hoãn.

⇒ Điều trị: ôn vị giáng nghịch

Ôn vị giáng nghịch Đẳng sâm 16 Đinh hương 4 Thị đế 12
Sinh khương 6 Giềng 8 Trích thảo 4

Nếu có đờm trệ ợ hơi có mùi gia: Trần bì, Hậu phác ,Chỉ thực để hành khí hoá trệ

2. Vị nhiệt

⇒ Triệu chứng: Tiếng nấc trong, nấc mạnh, nấc dồn miệng hôi buồn bực khát nước ,đại tiện táo mặt đỏ Rêu vàng, mạch hoạt sác

⇒ Điều trị: thụng phủ tiết nhiệt

Tiểu thừa khí thang Đại hoàng 8-16 Hậu phác 8-12 Chỉ thực 8-12
Hoàng cầm 8 Trúc nhự 16 Sinh khương 8 Trần bì 12

3. Tỳ thận dương hư

⇒ Triệu chứng: Tiếng nấc nông và yếu, đoản khí sắc mặt nhợt, chân tay mát, ăn ít, mệt mỏi lưỡi nhạt, mạch trầm tế

⇒ Điều trị: ôn thận nạp khí

Cam thảo 4 Đẳng sâm 8-12 Bạch truật 8-12 Can khương 6-8
Ngũ vị 8 Phụ tử 6 Đinh hương 10 Phá cố chỉ 12

5. Vị âm hư

Tiếng nấc nhanh mà không liên tục, miệng khô, họng ráo, phiền khát buồn bực, Lưỡi đỏ khô, mạch tế sác

Dưỡng vị thang Ngọc trúc 10 Tang diệp 12 S biển đậu 20
ách nghịch vị âm hư Sa sâm 12 Cam thảo 4 Thạch hộc 10
Thị đế 12 Mạch môn 12

**Lưu ý: trước khi sử dụng thuốc này cần tham khảo ý kiến của thấy thuốc và chuyên gia

  • Tất cả những Thông tin trên Chúng tôi tổng hợp ở các Sách cổ, sách Y học đã được xuất bản chính thống và tham khảo ở các nguồn.
  • Nội dụng trên chỉ có tính chất tham khảo, cần hỏi ý kiến người có chuyên môn khi sử dụng. 

Tuệ Tĩnh Đường – Bảo Tồn và Phát Triển Y Học Cổ Truyền

Trả lời

.
.
.
.