Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược giúp thông kinh hoạt lạc. chủ trị Thông máu, tan máu ứ tắc, bầm, giúp tăng lực cho máu chạy nhanh, giúp khí huyết lưu thông không bị trở ngại.
-
- Đại Hoàng: 4 chỉ
- Long Não bột:4 chỉ
- Hồng Hoa: 4 chỉ
- Phòng phong: 4 chỉ
- Tế Tân: 4 chỉ
- Bạch Chỉ: 5 chỉ.
Một Dược: 5 chỉ.
- Nhũ Hương: 5 chỉ.
- Xuyên Khung: 5 chỉ.
- Sơn Chi Tử: 5 chỉ.
Ngâm với 1 lít rượu 45 độ, rượu trắng 45 -60 độ, trong 1 tuần, có thể dùng được. Cấm uống, không cho đụng vào mắt.
Tác dụng: Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược
Thông máu, tan máu ứ tắc, bầm, giúp tăng lực cho máu chạy nhanh, giúp khí huyết lưu thông không bị trở ngại.
Tìm Hiểu tác dụng của từng vị thuốc
Đại Hoàng :
Cây đại hoàng.
Theo y thuật cổ Trung Quốc, cây đại hoàng có khả năng khử độc trong cơ thể người. Đây là loại thảo dược rẻ tiền và đang được sử dụng rất phổ biến.Các chuyên gia ở Khu Tự trị Zhuang, Quảng Tây, Trung Quốc, vừa tìm thấy một số hoạt chất trong cây đại hoàng – một thảo dược cổ truyền – có thể chống lại virus SARS hiệu quả.Rượu Xoa bóp
1- Tẩm, sao có tác dụng trị huyết bế.
2- Dùng sống làm thuốc tả hạ thanh nhiệt (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng lợi mật: Nước sắc Đại hoàng làm tăng co bóp túi mật, giãn cơ vòng Oddi khiến mật bài tiết (Trung Dược Học).
+ Tác dụng cầm máu: thuốc có tác dụng cầm máu, rút ngắn thờỉ gian đông máu, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, cải thiện độ bền của thành mạch, làm tăng Fibrinogene trong máu, làm mạch máu co thắt tăng, kích thích tủy xương tạo tiểu cầu, nhờ đó làm tăng nhanh thời gian đông máu. Thành phần cầm máu chủ yếu là chất Chrysophanol (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Đại hoàng có tác dụng kháng khuẩn rộng, chủ yếu đối với tụ cầu, liên cầu, son g cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết lỵ. Thành phần ức chế vi khuẩn chủ yếu là dẫn chất của Anthraquinone. Thuốc còn có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh và virút cúm (Trung Dược Học).Rượu Xoa bóp
Tính vị:
+ Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
Qui kinh:
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can
Tác dụng:
+ Luyện ngũ tạng, thông kinh, lợi thủy thũng, phá đàm thực, lãnh nhiệt tích tụ, súc thực, lợi đại tiểu trường (Dược Tính Bản Thảo).
+ Tả nhiệt thông tiện, phá ứ (Trung Dược Học).
Kiêng kỵ:
Đàn bà có thai, phụ nữ thời kỳ có thai hoặc sinh đẻ. Cơ thể suy nhược, dùng rất cẩn thận. Bón người già, bón do huyết ứ cấm dùng.
Đây là Vị quan trọng trong Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược
———————————————————————–
Bạch chỉ :
-Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn:
+ Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch Acid Acetic 6%o cho chuột nhắt trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg, có tác dụng giảm đau rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Giảm đau: Làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Tác dụng kháng khuẩn: ức chế trực khuẩn ly, thương hàn, vi khuẩn G + (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Kháng khuẩn lao: Đối với vi khuẩn lao ở người thuốc có tác dựng ức chế rõ rệt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Dùng trong tai mũi họng: Bột làm từ Bạch chỉ và Băng phiến, hít vào lỗ mũi, có tác dụng trị đầu đau, răng đau, thần kinh sinh ba đau (Trung Dược Học).
-Tính vị, quy kinh:
+ Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Vị và Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Tác dụng, chủ trị:
+ Trị phụ nữ bị lậu hạ, xích đới, huyết bế, âm đạo sưng, nóng lạnh, đầu phong, chảy nước mắt, cơ nhục sưng (Bản Kinh).
+ Trị phong tà, nôn mửa, hông sườn dầy, đầu đau, khát lâu ngày, chóng mặt, mắt ngứa (Biệt Lục).
+ Trị xoang mũi, mũi chảy máu, răng đau, xương chân mày đau, bón, tiểu ra máu, huyền vận, giải độc do rắn cắn, vết thương đâm chém (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trừ phong tà, làm sáng mắt, cầm nước mắt, trừ mủ. Trị ngực bụng đau như kim đâm, phụ nữ bị băng huyết, tiểu ra máu, lưng đau, bụng đau, ói nghịch (Dược Tính Luận).Rượu Xoa bóp
+ Trị bạch đới: Bạch chỉ, Mai mực, lượng bằng nhau, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 12g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị lở sơn: Bạch chỉ mài với rượu hoặc dấm bôi (Dược Liệu Việt Nam).
+ Trị miệng hôi: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2-3 viên (Dược Liệu Việt Nam).
Đây là Vị quan trọng trong Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược
———————————————————————–
Một dược
Bộ phận dùng: nhựa cây Một dược.
Từng cục, từng khối, ngoài vỏ đỏ nâu, trong sáng bóng có đốm trắng, khó tán bột, mài với nước trắng như sữa; phơi nắng thì hoá mềm dẻo và thơm, đốt vào lửa không chảy nhưng cháy có mùi thơm nồng.
Tính vị: vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Can.
Tác dụng: thông 12 kinh, làm thuốc tán huyết, tiêu sưng, cắt cơn đau, lên da non.
Chủ trị: trị vết thương đâm chém, trị lở độc, bệnh trĩ, bệnh lậu.
– Nhọt và loét: Bột Nhũ hương và Một dược dùng ngoài.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp. Rượu xoa bóp
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nhặt bỏ tạp chất, tán với Đăng tâm để thành bột (cứ 1 lạng Một dược (40g) dùng 1/4 đồng cân (1g) Đăng tâm), hoặc sao qua với Đăng tâm rồi tán.
Nếu tán một mình Một dược thì sau này hút ẩm và đóng cục.
Bảo quản: đậy kín, tránh ẩm, để nơi khô ráo.
Kiêng ky: không ứ trệ và mụn nhọt đã phá miệng không nên dùng.
Đây là Vị quan trọng trong Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược
———————————————————————–
Long não
Tính vị: vị cay, tính nóng.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Tâm và Can.
Tác dụng: thuốc hưng phấn, sát trùng.
Chủ trị: trừ nhọt, trị sang lở, trừ hàn thấp, liệt dương, đau nhức.
Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm cồn 60o với tỷ lệ 1/10 để xoa bóp.Rượu xoa bóp
Bảo quản: bột và cồn đựng lọ kín. Lọ đựng Long não có thêm Đăng Tâm để không mất hương vị.
Đây là Vị quan trọng trong Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược
———————————————————————–
Hồng hoa
Tên Việt Nam: Cây Rum.
Mô tả dược liệu:
1- Cánh hoa dạng ống nhỏ dài, khô teo lại như tơ, mút trước xẻ 5 thùy, phiến thùy hình dải hẹp, dài chừng 6,5mm, toàn thể dài hơn 13mm, bên ngoài biểu hiện màu hồng hoặc hồng tím, nhị đực màu vàng nhạt, hợp ôm lại thành dạng ống, ở chính giữa có trụ đầu ló ra màu nâu nhạt, chất nhẹ xốp, có mùi thơm đặc biệt. Hồng hoa có ở tỉnh Hà Tây gọi là ‘Hoài hồng hoa’ rất tốt, cánh hoa dài, màu hồng tím, loại xản xuất ở Tứ xuyên gọi là Xuyên hồng hoa có màu tím, hơi ẩm vàng, trước đây dùng làm thuốc để nhuộm, hiện nay rất thông dụng.
2- Tạng hồng-hoa hay Tây tạng hồng hoa, phần dùng làm thuốc là hoa trụ khô, phần nhiều tập hợp thành dạng khối tròn rời, màu hồng đậm, đơn thể hoa trụ nhỏ mà dài, trụ đầu tam hoa, hơi dẹt, mút trước hơi phình lớn, biểu hiện dạng loa kèn, dài chừng 6-10mm, bên ngoài biểu hiện màu hồng đậm, đầu trơn hơi sáng, có mùi thơm đặc biệt, nhai nhổ ra thấy màu hồng tranh. Tạng hồng hoa thu hái vào tháng 9-10.
Cách dùng: Muốn thử xem thực giả lấy một cánh Hồng hoa bỏ vào trong chén nước nóng thấy đỏ như máu, phơi hai đến ba lần cũng còn đỏ mới thật làtốt. Dùng sống, cho vào thuốc thang sắc uống để dưỡng huyết, tẩm rượu dùng để hoạt huyết phá huyết.
Tính vị:
Vị cay, Tính ấm.
Quy kinh:
Vào 2 kinh Tâm Can.
Tác dụng:
Hoạt huyết khử ứ, thông kinh, thấu chẩn.
Chủ trị:
+ Thông kinh ứ trệ, trị bế kinh, sản dịch sau khi sinh không xuống được, thai chết lưu, lở sưng tấy đau nhức, ứ đau do chấn thương.
Liều lượng: 1- 3 chỉ.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai, kinh nguyệt nhiều cấm dùng.
Bảo quản:
Dễ hút ẩm, hay vụn mốc và đổi màu. Để nơi khô ráo, thoáng mát, trong thùng lọ kín, có lót chất hút ẩm.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị các chứng đau, dùng thứ Hồng hoa tươi gĩa vứt lấy nước cốt uống liên tục 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Thối tai chảy nước vàng, dùng Hồng hoa 3 chỉ rưỡi, cùng Bạch phàn (phèn phi) 5 chỉ thứ khô tán bột, chấm mủ cho sạch rồi cho thuốc bột vào lỗ tai, nếu không có Hồng hoa tươi thì dùng cành hoặc lá của nó cũng được. Có bài cũng chữa như vậy, nhưng bỏ phèn chua đi chỉ dùng Hồng hoa mà thôi (Thánh Huệ Phương).
+ Có thai nóng quá, đến nỗi thai chết lưu trong bụng mẹ, dùng Hồng hoa sắc lấy nước cốt uống với một ít Đồng tiện nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đây là Vị quan trọng trong Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược
.———————————————————————–
Nhũ hương
Bộ phận dùng: nhựa cây Nhũ hương. Ngoài mặt sắc trắng mờ, trong sáng bóng, cắn vào thì dính răng, mùi thơm, đốt lên bay khói ra thơm mát, tàn tro sắc đen là đúng.
Tính vị: vị cay, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào kinh Can và Tâm.
Tác dụng: thông 12 kinh, làm thuốc hoạt huyết, điều khí.
Chủ trị: trừ khí độc truyền nhiễm, lên sởi bị nhiễm độc, trị ung thư, đau bụng.
Ít kinh nguyệt: Dùng Nhũ hương với Đương qui, Xuyên khung và Hương phụ.
– NHọt và loét: Bột Nhũ hương và Một dược dùng ngoài.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp.
Bảo quản: tránh ẩm, để nơi khô ráo, giữ mùi thơm.
Kiêng kỵ: Không có ứ trệ và ung nHọt đã vỡ mủ không nên dùng. Có thai không dùng
Đây là Vị quan trọng trong Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược.
———————————————————————–
Xuyên khung
+ Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).
+ Vị đắng, cay (Đường Bản Thảo).
+ Vị cay, hơi ngọt, khí ấm (Bản Thảo Chính).
+ Vị cay, tính ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can và thủ Thiếu dương Tiểu trường, túc Thiếu dương Đởm (Thang Dịch Bản Thảo).
Tác dụng:.
+ Điều hòa mạch, phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Hoạt huyết, hành khí, khu phong, chỉ thống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chủ trị:
+ Trị đầu đau do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, co rút, phụ nữ huyết bị bế, không con (Bản Kinh).
+ Trị các chứng hàn khí, ngực bụng đau, trúng ác khí, thình lình bị sưng đau, hông sườn đau, chân răng ra máu (Biệt lục).
+ Trị lưng đùi mỏi yếu, bán thân bất toại, nhau thai không ra, bụng đau do lạnh (Dược Tính Luận).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
.Rượu Xoa bóp
+ Trị cơ thể và các khớp đau nhức: Xuyên khung, Bạc hà đều 6g, Tế tân 4g, Khương hoạt 8g, Bạch chỉ, Phòng phong, Kinh giới đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Xuyên Khung Trà Điều Tán – Cục phương).
+ Trị khí hư, đầu đau: Xuyên khung tán bột. Mồi lần uống 8g (Tập Giản phương).
Tham khảo:
.Rượu Xoa bóp
+ “Xuyên khung được nhiều người dùng, đầu mặt đau do phong không thể thiếu nó nhưng cần phối hợp với các loại thuốc khác” (Bản Thảo Diễn Nghĩa)
2- Đầu đau do kinh lạc gây nên.
3- Chuyển vận thanh dương và khí.
4- Khứ thấp khí ở đầu” (Bản Thảo Kinh).
Đây là Vị quan trọng trong Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược
———————————————————————–
Sơn chi tử
Tên Hán Việt khác:
Sơn chi tử (TQdhđtđ), Mộc ban (Bản kinh), Việt đào (Biệt Lục), Tiên chi (Bản Thảo Cương Mục), Chi tử, Tiên tử, Trư đào, Việt đông, Sơn chi nhân, Lục chi tử, Hồng chi tử, Hoàng chi tử, Hoàng hương ảnh tử (Hòa Hán Dược Khảo), Dành dành (Việt Nam)
Địa lý:
Mọc hoang và được trồng khắp nước có nơi dùng làm cây cảnh hoặc trồng để nhuộm.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng quả phơi khô [gọi là Chi tử]
Thu hái:
Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay.
Mô tả dược liệu:
Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ờ vùng rừng núi, quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt, thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng, không vụn nát là tốt (Dược Tài Học).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng giải nhiệt: Nước sắc chi tử có tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt, tác dụng giống như vị Hoàng liên, Hoàng cầm nhưng yếu hơn (Trung Dược Học).Rượu Xoa bóp
+ Tác dụng lợi mật: Chi tử làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật thấy Chi tử có tác dụng ức chế không cho Bilirubin trong máu tăng. Dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)..
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn
Quy kinh:
+ Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Trị bứt rứt, buồn phiền, khó chịu, bồn chồn trong ngực, mất ngủ, những chứng huyết trệ dưới rốn, tiểu không thông (Trân Châu Nang).
+ Thanh nhiệt ở thượng tiêu (Tâm, Phế), thanh uất nhiệt ở phần huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đây là Vị quan trọng trong Bài Thuốc ngâm Rượu Xoa bóp Long Hoa Hương Dược
Tất cả những Thông tin trên Chúng tôi tổng hợp ở các Sách cổ, sách Y học đã được xuất bản chính thống và tham khảo ở các nguồn , Nội dụng trên chỉ có tính chất tham khảo, cần hỏi ý kiến người có chuyên môn khi sử dụng.
Tuệ Tĩnh Đường – Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền.