Trương Trọng Cảnh được xưng là “Thánh y”.

truong-trong-canh

Trương Trọng Cảnh sinh năm công nguyên 150 và mất năm 219, hưởng thọ 69 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại, bố là Trương Tông Hán đã từng làm quan huyện, nhờ vậy từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với rất nhiều sách cổ Khi đọc về cách xem bệnh của Biển Thước trong các câu chuyện của Tề Hoàn Công ông rất có cảm tình và kính phục Biển Thước,

Trương Trọng Cảnh

Trương Trọng Cảnh là nhà y học nổi tiếng thời Đông Hán – Trung Quốc, được xưng là “Thánh y”. Ông là quan thanh liêm, từng làm thái thú Trường sa, cho nên có người gọi ông là Trương Trường Sa.

truong-trong-canh
Trương Trọng Cảnh- Thánh Y

Trương Trọng Cảnh thu thập rất nhiều các bài thuốc, và viết nhiều tác phẩm nổi tiếng truyền cho đời sau , tiêu biểu là “Thương hàn tạp bệnh luận”, trong đó tập hợp các nguyên tắc biện chứng luận trị, đây là những nguyên tắc cơ bản trong lâm sàng của trung y, là linh hồn của trung y (y học cổ truyền).

Về phương diện phương tễ học, “Thương hàn tạp bệnh luận” cũng cống hiến rất lớn và sáng tạo ra rất nhiều phương thuốc, đồng thời ghi lại rất nhiều các bài thuốc có hiệu quả.

Nguyên tắc điều trị thông qua biện chứng lục kinh được giới y học sau này tôn sùng. Tác phẩm này có thể nói là tác phẩm chuyên ngành y học thời xa xưa của Trung Quốc, nó xác lập mô phạm biện chứng luận trị từ lý luận đến thực tiễn, là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử y học Trung Quốc, là tác phẩm kinh điển ắt phải đọc, phải học đối với học giả trung y, và được mọi thế hệ học sinh và bác sỹ lâm sàng coi trọng.Trương Trọng Cảnh sinh năm công nguyên 150 và mất năm 219, hưởng thọ 69 tuổi.

Ông sinh ra trong một gia đình quan lại, bố là Trương Tông Hán đã từng làm quan huyện, nhờ vậy từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với rất nhiều sách cổ Khi đọc về cách xem bệnh của Biển Thước trong các câu chuyện của Tề Hoàn Công ông rất có cảm tình và kính phục Biển Thước, đặt nên nền móng cơ sở trở thành một danh y sau này.
Từ nhỏ ông tỏ ra rất ham mê y học, và “thông hiểu nhiều sách, ”. Tới năm 10 tuổi ông đã có thể đọc được rất nhiều sách, đặc biệt là sách có liên quan tới y học. Đồng hương của ông là Hà Ngung ngưỡng mộ tài trí và sở trường của Trọng Cảnh đã tiên đoán rằng sau này ông sẽ trở thành danh y.
Và quả nhiên, về sau Trương Trọng Cảnh thành thầy thuốc giỏi, được người đời xưng là “thánh y, hay ông tổ của phương tễ”.Thời trẻ thầy dạy y cho ông là Trương Bá Tổ. Trải qua nhiều năm chuyên tâm khổ luyện, học tập và nghiên cứu, thông qua thực tiễn lâm sàng, cuối cùng ông trở thành nhà y học kiệt xuất trong lịch sử y học Trung Quốc.Những năm cuối thời Đông Hán, năm Kiến An Hán Hiến Đế (công nguyên 196), chiến loạn xảy ra liên miên, dịch bệnh hoành hành, trong 10 năm 2/3 số người chết vì bệnh truyền nhiễm thì có tới 70% do thương hàn.

Chứng kiến trước sự đau khổ vì bệnh tật của nhân dân, ông đã lao tâm khổ tứ để nghiên cứu y học tìm phương sách trị liệu mong giải thoát nỗi thống khổ cho bệnh nhân.Lúc đó có một người trong dòng tộc của ông tên gọi là Trương Bá Tổ, là thầy thuốc nổi tiếng khắp vùng.
Vì muốn học y nên Trượng Trọng Cảnh đã bái ông làm sư phụ. Trương Bá Tổ thấy ông thông minh học giỏi, lại học tập rất chuyên cần đức độ, nên mới đem toàn bộ những kiến thức y học của mình chỉ bảo, dạy dỗ và truyền thụ cho Trọng Cảnh, sau này Hà Ngung trong “Tương Dương phủ chí” mới nói: “thuật là của Trọng Cảnh, tinh là của Bá Tổ”.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu, Trương Trọng Cảnh được mọi người tôn kính và ngưỡng mộ chính là tác phẩm nổi tiếng “Thương hàn tạp bệnh luận”thể hiện tư tưởng y học vô cùng quan trọng chính là “biện chứng luận trị”, có thể nói sự xuất hiện của nó có tác dụng thống trị tuyệt đối đối với sự phát triển của nền y học cổ truyền sau này.
Sử dụng thuốc hàn lương điều trị bệnh có tính chất nhiệt, là “phép chính trị” của Trung y, mà sử dụng thuốc ôn nhiệt để điều trị là thuộc “phép phản trị”.Hai phương pháp điều trị tuy khác nhau nhưng đều dùng điều trị bệnh tật có tính chất nhiệt, triệu chứng tuy tương đồng nhưng phương pháp điều trị lại khác nhau, vậy làm thế nào để phân biệt và chọn lựa nó ? chính là cần biện chứng. Mặt khác không chỉ căn cứ vào triệu chứng bên ngoài, còn phải thông qua nhiều phương diện chẩn đoán (vọng văn vấn thiết: tứ chẩn) và thầy thuốc cần phân tích đặc trưng chứng hậu, mới có thể xử lập xử phương.
Phương pháp chẩn đoán “thông qua hiện tượng xem bản chất” này, chính là quan điểm “biện chứng luận trị” rất nổi tiếng của Trương Trọng Cảnh. Sự hình thành lý luận này được xây dựng trên cơ sở y lý tinh sâu và phân tích biện chứng chặt chẽ, nó phủ định một cách triệt để phương pháp phán đoán và điều trị chủ quan thụ động, cũng chính là nhấn mạnh rằng nguyên tắc “biện chứng luận trị” là lý luận hết sức quan trọng và không thể thiếu của Trung y, từ đó đặt nền móng cơ sở lý luận Trung y dược lâm sàng sau này.
Đây cũng là nói Trung y trường thịnh bất suy, thông qua tứ chẩn vọng, văn, vấn, thiết tổng hợp phân tích tính chất bệnh tật, vì người, vì bệnh, vì chứng để chọn phương dùng thuốc, đó mới phù hợp với sự biến hoá của bệnh tình và bản chất khác nhau của người bệnh, từ đó tìm đúng thuốc đúng phương và mục đích cuối cùng là trị khỏi bệnh.

Cũng trong bộ sách nổi tiếng này, còn thuật lại và phân tích hết sức cụ thể điều trị sai của thầy thuốc và cách xử trínhư thế nào?Đồng thời trong sách cũng đề xuất một phương pháp phân loại quan trọng khi điều trị bệnh ngoại cảm, tức là bệnh tà từ nông nhập sâu phân làm 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có 1 số đặc điểm chứng trạng cộng đồng và sản sinh rất nhiều biến hoá, trong từng giai đoạn và thời điểm nhất định dùng phương chọn thuốc, chỉ cần biện chứng chính xác, vận dụng bài thuốc thì sẽ có hiệu quả rất tốt.
Phương pháp này được người đời sau gọi là: biện chứng lục kinh, nhưng “kinh” không giống như “kinh” trong kinh lạc, phạm vi của nó cần phải hiểu rộng ra rất nhiều. Trong sách có tổng cộng 113 (có sách 112) bài thuốc cũng đều là phối phương kinh điển hết sức kỳ diệu, được người đời sau gọi là “kinh phương”, nếu vận dụng một cách thoả đáng có thể trị được “đại bệnh trầm kha”; vì thế “thương hàn luận” cũng được xưng là “tổ của y phương”.“Thương hàn tạp bệnh luận” là sách chuyên chẩn đoán điều trị lâm sàng thông qua lý luận liên hệ với thực tiễn sớm nhất Trung Quốc.

Được các nhà y học đời sau vinh danh là “vạn thế bảo điển” nó liên hệ phân tích nguyên nhân, chứng trạng, giai đoạn phát triển và phương pháp xử lý bệnh thương hàn, xác lập tính sáng tạo nguyên tắc thi hành biện chứng điều trị đối với “phân loại lục kinh” của bệnh thương hàn, đặt nền móng cơ sở lý luận: lý, pháp, phương, dược. Sách còn tinh chọn ra rất nhiều bài thuốc nổi tiếng, như: Ma hoàng thang, Quế chi thang, Sài hồ thang, Bạch hổ thang, Thanh long thang, Ma hạnh thạch cam thang.
Một số bài thuốc nổi tiếng này trải qua kiểm nghiệm thực tiễn mấy ngàn năm lịch sử đều chứng thực chúng đều có hiệu quả tương đối cao và là căn cứ cung cấp để phương tễ học Trung y phát triển.
Về sau không ít phương thuốc đều từ nó thêm bớt biến tấu mà thành.Y đức và cống hiến cho y học của Trương Trọng Cảnh đã khiến cho không chỉ giới y học và người dân Trung Quốc mà cả thế giới kính trọng và học tập. Ông là một nhà khoa học xuất chúng nhất trong lịch sử văn minh cổ đại Trung Quốc, học thuyết của ông ta bồi dưỡng cho mọi danh y thời đại.

Tất cả những Thông tin trên Chúng tôi tổng hợp ở các Sách cổ, sách Y học đã được xuất bản chính thống và tham khảo ở các nguồn , Nội dụng trên chỉ có tính chất tham khảo.

Tuệ Tĩnh Đường – Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền.

 

Trả lời

.
.
.
.