Tóm tắt bệnh hậu chủ trị của 1 kinh chính và mạch nhâm, đốc

Tóm tắt bệnh hậu chủ trị của 12 kinh chính và mạch nhâm, đốcbệnh hậu chủ trị

Kinh Thủ thái âm phế

  • Đường đi: Từ huyệt trung phủ ở ngực đi ra mé trong cánh tay đến tận móng tay cái ở huyệt Thiếu thương.
  • Bệnh hậu tóm tắt: khó thở, hen, tức ngực, đau họng, đau vai, cánh tay, đau dọc theo đường kinh này đi qua, có khi sợ lạnh hoặc lòng bàn tay nóng, cảm thương hàn phát sốt, đổ mồ hôi..
  • Bệnh hậu chủ trị: Bệnh ở ngực, phế.

Kinh thủ quyết âm tâm bào

  • Đường đi: Khởi từ huỵêt Thiên trì cạnh đầu vú đi lên rồi theo đường giữa mé trong cánh tay, cánh tay, lòng bàn tay ra huyệt Trung xung đầu ngón tay giữa.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Tức ngực, lòng bàn tay nóng, mặt đỏ, da vàng, hay cười, tim hồi hộp, thỉnh thoảng nhói buốt hoặc sưng đau, co thắt tại những vùng kinh này đi qua.
  • Chủ trị: Bệnh ở ngực, tim và bệnh thần chí.

Kinh thủ thiếu âm tâm

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Cực tuyền dưới nách ra mé trong cánh tay, cẳng tay, bàn tay đến huỵêt Thiếu xung ở đầu ngón út về phía trong.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Đau tức ngực, khát nước, lòng bàn tay nóng, hay sợ, hồi hộp, sưng họng, đau dọc theo đường đi của kinh này.
  • Chủ trị: bệnh ở ngực, tim và bệnh thần chí.

Kinh thủ dương minh đại trường

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Thương dương đầu góc móng dọc ngón tay trỏ, chạy dọc theo mé ngoài ngón trỏ, cẳng tay, cánh tay qua vai, cổ, lên mặt đến huyệt nghinh hương ở bên cạnh mũi.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Mắt vàng, răng đau, cổ đau, miệng khô, đổ nước mũi, cổ sưng đau hoặc đau dọc theo đường đi của đường kinh này đi qua.
  • Chủ trị: Bệnh ở đầu, mặt, mắt tai, mũi, miệng, răng họng (phía mặt trước) và bệnh phát sốt.

Kinh Thủ thiếu dương tam tiêu

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Quan xung ở góc móng của ngón tay đeo nhẫn chạy dọc theo mé ngoài cánh tay lên cổ đến đuôi lông mày tại huyệt Ty trúc không
  • Bệnh hậu tóm tắt: Đau họng, ù tai, điếc tai, đau mắt hoặc đau sưng, tê co thắt những nơi kinh này đi qua.
  • Chủ trị: Bệnh ở đầu tai, mắt họng, ngực, sườn (phía mặt bên) và bệnh phát sốt.

Kinh Thủ thái dương tiểu trường

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Thiếu trạch đầu ngón tay út về phía ngoài, chạy theo mé ngoài cánh taylên cổ, mặt đến huyệt Thính cung trước tai.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Sợ lạnh, ghê rét, diên cuồng, méo mặt, liệt mặt, họng sưng đau, sôi bụng, đầy bụng, đau bụng táo kết, ỉa chảy, phù nề, sưng đau, hoặc tê dại, co thắt những nơi kinh này đi qua.
  • Chủ trị: Bệnh ở đầu, cổ, mặt, tai, mũi, họng (phía mặt sau) và bệnh phát sốt.

Kinh túc thái âm tỳ

  • Đường đi: Khởi từ huyệt ẩn bạch góc trong của móng chân cái chạy theo mé trong bàn chân, cẳng chân, đùi lên bụng, ngực đến huyệt huyệt Đại bao.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Đau lưỡi, cứng lưỡi, ăn vào nôn ra, đau bụng, đau dạ dày, tiêu hóa kém, ỉa lỏng, vàng da, không ngủ được, người mệt mỏi, tê đau, co thắt những nơi kinh này đi qua.
  • Chủ trị: Bệnh tràng vị, tiết niệu, tiêu hóa và bệnh ở ngực, bụng.

Kinh túc thiếu âm thận

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Dũng tuyền dưới gan bàn chân đi dọc phía trong bàn chân , cẳng chân, đùi lên bụng, ngực đến huyệt Du phủ.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Mắt mờ, choáng mặt, sắc mặt đều sạm, đói không muốn ăn, miệng nóng lưỡi khô, tim hồi hộp, không yên, sợ hãi, đau lưng, di tinh, phù nề, người yếu xanh, lạnh hoặc dau ở những vùng kinh này đi qua.
  • Chủ trị: bệnh ở bộ phận sinh dục, tiết niệu, đau bụng dưới, chân mềm yếu.

Kinh Túc quyết âm can

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Đại đôn, ở góc ngoài móng chân cái, đối với huyệt ẩn bạch chạy lên theo phía trong chi dưới, lên bụng, ngực đến huyệt Kỳ môn là hết.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Đau bụng, đau lưng, mặt xanh nhợt nhạt, buồn bực, nôn mửa, co giật, chóng mặt, hoa mắt, bí đái, vãi đái, đắng miệng hoặc sưng đau co thắt những nơi kinh này đi qua.
  • Chủ trị: Bệnh ở bộ phận sinh dục, tiểu tiện, sườn ngực và bụng dưới.

Kinh Túc Dương minh vị

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Thừa khấp dưới mắt, xuống cổ, ngực, bụng, mặt trước ngoài chi dưới ra góc móng ngón thứ hai, tại huyệt Lệ đoài.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Ghê rét, sợ lạnh, sốt rét, ôn bệnh đổ nước mũi, máu mũi, miệng méo, liệt mặt, đau răng, đau răng, đau hàm, lở môi miệng, sưng cổ, đau họng, đầy bụng, táo kết hoặc ỉa chảy, phát cuồng, đau dọc nhưng nơi đường kinh này đi qua.
  • Chủ trị: Đầu, mặt( phía trước) miệng, mũi, răng hàm, họng, bệnh nhiệt, bệnh thần chí, bệnh trường vị.

Kinh Túc thái dương bàng quang

  • Đường đi: khởi từ huyệt Tịnh minh ở khóe mắt trong đi lên đầu, xuống gáy lưng, mặt sau chi dưới ra góc móng chân ngón út tại huyệt Chí âm.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Sốt rét, đau đầu, cứng cổ, đau lưng, vàng mắt, chảy nước mắt, máu mũi hoặc sưng đau, co thắt nhưng nơi kinh này đi qua.
  • Chủ trị: Bệnh ở mắt mũi đầu gáy, lưng, hậu môn, khoeo chân, bệnh nhiệt, bệnh thần chí.

Kinh Túc thiếu dương đởm

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Đồng tử liêu ở đuôi mắt đi xuống ngực, sườn dọc theo bên ngoài đùi, cẳng chân, bàn chân đến góc móng chân thứ tư tại huyệt Khiếu âm.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Miệng đắng, khi nóng, khi rét, đau đầu về phía mang tai, đau tức sườn, ngực, nặng nữa thì mặt xanh, vàng, đau sưng co thắt dọc theo đường đi của kinh này.
  • Chủ trị: Bệnh ở đầu, mắt, tai, mũi, họng( phía bên, phía nghiêng), bệnh sốt và các bệnh về sườn ngực.

Mạch Nhâm

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Hội âm lên bụng, ngực, đến cổ, đến môi dưới tại huyệt Thừa tương là hết.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Nam sán khí, nữ bị bạch đới kinh không đều, thống kinh.
  • Bệnh hậu chủ trị: Bệnh ở bộ phận sinh dục, tiết niệu, ở đại tiểu tràng. Các huyệt ở mạch Mhâm ngoài trị bệnh ở cục bộ còn có tác dụng toàn thân.

Mạch đốc

  • Đường đi: Khởi từ huyệt Trường cường đi lên sống lưng, đến đỉnh đầu, xuống mặt, vào trong môi tại huyệt Ngân giao.
  • Bệnh hậu tóm tắt: Đau sống, không cúi ngửa được, nặng thì lưng gù cong theo kiểu uốn ván.
  • Chủ trị: Bệnh ở Ngũ tạng, đau đầu, đau sống lưng, chữa cục bộ và còn có tác dụng chữa toàn thân.

Thông tin chỉ có tính chất tham khảo, cần hỏi ý kiến người có chuyên môn khi sử dụng

Tuệ Tĩnh Đường – Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền

Trả lời

.
.
.
.