Phép bổ để phòng và chữa bệnh

Dùng phép bổ để phòng và chữa bệnhPhép bổ để phòng chữa bệnh

Phép bổ để phòng và chữa bệnh. Bổ là phép bồi dưỡng nhằm vào âm dương, khí huyết, lục phủ ngũ tạng, có chỗ nào hư kém để bồi bổ, điều chỉnh cho không còn sai lệch để người ta được khoẻ mạnh.

Trong khi chữa bệnh theo lý, pháp, phương huyệt cũng đã có bổ tạng kém để nâng lên, tả tạng thừa để làm dịu xuống cho âm dương được thăng bằng, kinh lạc được thông suốt mà khỏi bệnh. Phần biện chứng điều bổ này muốn nói về nguyên tắc chung vận dụng vào mọi trường hợp.

Do tiên thiên tiếp thu của bố mẹ không được tốt, nên có người tuy chưa mắc bệnh mà âm, dương, khí huyết ở trong căn bản suy nhược, do đó rất dễ mắc bệnh này tật nọ: loại này cần đến phép bổ để phòng bệnh.

Do bệnh tà gây ra nhiều sai lệch trong người, làm rối loạn âm dương khí huyết, lục phủ ngũ tạng nên khi trị bệnh hoặc khi thế bệnh đã lui còn rơi rớt lại vài ba phần cũng cần phải dùng phép bổ để giúp cho chính khí chóng phục hồi và thanh toán nốt dư chứng của bệnh.

Khi bệnh đã khỏi, cũng cần bổ để củng cố hiệu quả điều trị, tăng cường sức đề kháng của cơ thể ( chính khí ) để ngăn ngừa tái phát.

Bổ bằng châm cứu tốt như bổ bằng thuốc, cần dùng đúng lúc và đúng cách. Đó là một trong những tâm đắc của chúng tôi khi kinh qua chữa bệnh, phòng bệnh bằng thuốc bắc, thuốc nam và châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.

Bổ khí hư

Triệu chứng:

Người xanh yếu, ít nói, nói nhỏ, hơi thở nhẹ, lười hoạt động, có lúc tự đổ  mồ hồi, mạch hư khi châm vào người, kim lỏng lẻo, châm đắc khí hoặc chỉ đắc khí ít, hoặc bệnh nhân đã bị một số lệnh như: Lòi dom, sa dạ con …

Phương huyệt:

  • Đại chuỳ
  • Đản trung
  • Khí hải
  • Túc tâm lý

Giải thích ý nghĩa:

Đản trung là huyệt khí hội ở đây. Khí hải cũng là chỗ chữa khí.

Bổ 2 huyệt này thì khí được kiện vượng.

Bổ Túc tam lý cho cường trang tỳ vị (trung khí) để tăng cường nguồn tiếp tế dinh dưỡng.

Bổ Đại chuỳ để bồi bổ chính khí, tăng cường sức chống bệnh.

Bổ huyết hư

Triệu chứng:

Da vàng nhợt, môi, móng tay xanh hay trắng nhợt, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tim hồi hộp. Nếu là phụ nữ thì thêm kinh nguyệt không đếu, kinh ít, màu nhạt không tươi.

Phương huyệt:

  • Cách du
  • Tâm du
  • Can du
  • Tỳ du
  • Huyết hải
  • Túc tam lý (bổ tỳ khí cơ năng của hậu thiên)

Giải thích ý nghĩa:

Cách du, Huyết hải là nơi huyết tụ hội, bổ 2 huyệt này huyết càng tốt: Bổ tỳ du để tăng cường cơ năng tiếp thu và vận chuyển thức ăn thức uống để sinh huyết (Tỳ thống huyết)

Tâm chủ huyết: Bổ tâm du để làm cho máu tuần hoàn được lưu thông.

Can tàng huyết: Bổ can du, để can tàng huyết lại.

Bổ mấy huyệt này sẽ bổ huyết rất tốt.

Xoa bóp:

Bấm huyệt và xoa bóp vùng đầu và lòng bàn chân, lưng ấn các huyệt trên vỗ vùng huyệt Mệnh môn 6 cái.

Bổ âm hư

Triệu chứng:

Người gầy, sắc khô sạm, miệng khô, da thô ráp, ù tai, xâm tối mặt, hồi hộp mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, di tinh, hay sốt âm về chiều, tối, nữ thì kinh ít, ho khan hoặc ho ra máu.

Phương huyệt:

Gia giảm: Nếu có sốt âm, thêm Đào tạo.

Giải thích ý nghĩa:

Trung cực, Tam âm giao là huyệt hội của Tam âm và Nhâm mạch mà Tam âm dùng bổ am là đắc lực còn thêm nhiểu Nhiên cốc, Thận du, Phục lưu để tráng thuỷ tư âm giâng hoả. Dùng Đào tạo để cắt cơn sốt không làm hại chân âm.

Xoa bóp:

Ấn, bấm các huyệt trên, dùng phương pháp xoa bổ toàn thuân nhẹ nhàng.

Bổ dương hư

Triệu chứng:

Từ lưng, bụng dưới trở xuống tê lanh, hay đau mỏi, chân tay mềm yếu, da xanh, người mát, chân tay lạnh, thường ỉa lỏng, hay đái nhiều.

Phương huyệt:

  • Mệnh môn
  • Quan nguyên

Giải thích ý nghĩa:

Bổ và cứu Mệnh môn để bổ tiên thiên chân hoả và tráng dương, Chí dương, Quan nguyên là gốc của chân dương. Hai huyệt này là chủ huyệt bổ dương, Dũng tuyền cứu để ôn thận tráng dương.

Chú ý:

Trường hợp khí hư nhiều thì ngoài phương huyệt chữa khí hư nên gia thêm 1,2 huyệt bổ dương vì dương là gốc của khí, bổ dương thì sinh khí càng mạnh.

Trường hợp huyết hư nhiều thì ngoài phương huyệt chữa huyết hư nên thêm 1,2 huyệt bổ âm: Âm là gốc của huyết, bổ âm thì sinh huyết càng tốt.

Tóm lại:

Phép bổ có 2 tác dụng: ngoài sự bổ âm dương khí huyết còn có khả năng tiêu trừ một số dư chứng còn rơi rớt lại.

Xoa bóp:

Bấm day các huyệt kể trên bằng dầu nóng.

Sách đã dạy: “Bổ chính thì tà không còn chỗ ở được nữa”. Cũng cần chú ý lúc đầu thế bệnh đang mạnh mà bổ nhầm vào chẳng khác nào tiếp tế thêm cho tà khí, làm cho bệnh nặng thêm, hoặc chậm rút (như bệnh cấp, đang đau nặng .. ). Nhưng khi bệnh đã đỡ nhiều cần phải bổ chính khí cho mạnh để thanh toán nốt. Số ít bệnh còn lại thì mà không tái phát được.

Thông tin chỉ có tính chất tham khảo, cần hỏi ý kiến người có chuyên môn khi sử dụng

Tuệ Tĩnh Đường – Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền

Trả lời

.
.
.
.